Tham dự tại điểm cầu Bộ Y tế có GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Trung Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công An đồng chủ trì hội nghị; đại diện lãnh các Bộ, ngành Trung ương: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ thông tin Truyền thông; đại diện các Cục, Vụ, Viện Trung ương và các tổ chức quốc tế; đại diện lãnh đạo của UBND các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.
Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Sơn La có Đ/c Nguyễn Thành Công, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có đại diện lãnh đạo: Sở Y tế; Sở Thông tin và Truyền thông; Công An tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện đa khoa tỉnh và thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh tham dự
Ảnh: CDC Sơn La
Đến ngày 25/4, cả nước đã tiêm hơn 212,6 triệu mũi vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, khoảng 7,6 triệu mũi chưa được nhập lên hệ thống. Bên cạnh đó, trong số hơn 73,4 triệu người có CCCD/CMND, còn trên 43 triệu mũi tiêm đã xác minh nhưng còn sai thông tin gồm số định danh, ngày sinh, họ tên và thông tin khác… Với hơn 8,8 triệu người không có CCCD/CMND hoặc sai định dạng CCCD/CMND...
Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt về công tác triển khai nhiệm vụ của Đề án 06; Hướng dẫn quy trình làm sạch dữ liệu tiêm chủng; Hướng dẫn tổ công tác về các nhiệm vụ trong Đề án 06; Báo cáo các giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dịch vụ công; Báo cáo giải đáp những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết 11; Giải đáp những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ sở đối với lĩnh vực của ngành tư pháp…
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ trong việc chuẩn bị triển khai Đề án 06 và đề xuất những biện pháp để thực hiện được hiệu quả hơn. Để tiếp cận cơ sở dự liệu của các ngành, thì phải có những hướng dẫn cụ thể, để giảm tối đa công tác kê khai, nhập dự liệu của công dân… Đối với các địa phương cần phải xây dựng các phần mềm công khai về từng dự liệu đồng bộ để triển khai các dịch vụ công, khẩn trương trang bị các trang thiết bị đầu cuối để người dân thực hiện số hoá hạn chế giảm tải cho dịch vụ công một cửa…
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua với sự giúp đỡ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và một số đơn vị liên quan, Bộ Y tế đã tích cực triển khai được dữ liệu phần mềm tiêm chủng quốc gia. Phần mềm đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên trong thực tiễn triển khai cũng nảy sinh nhiều vấn đề và còn những hạn chế nên kết quả cũng chưa đạt được như mong muốn. Theo Bộ trưởng, mặc dù Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần chỉ đạo đẩy mạnh việc cập nhật phần mềm tiêm chủng nhưng vẫn còn hơn 43 triệu mũi tiêm mà chưa đồng bộ được vấn đề tiêm chủng với dữ liệu dân cư quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, việc liên thông dữ liệu, xác thực các thông tin không những phục vụ cho việc tiêm chủng COVID-19 có ý nghĩa mà còn có lợi ích, ý nghĩa quan trọng về lâu dài khi triển khai những ứng dụng khác như quản lý sức khỏe toàn dân. Bởi muốn quản lý sức khỏe thì phải thông qua hệ thống liên thông dữ liệu mới có thể quản lý được. Vì vậy, Bộ trưởng cho rằng thời gian tới cần đẩy nhanh tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh việc chuyển đổi số với ngành Y tế như khám, chữa bệnh không dùng sổ y bạ giấy mà dùng bệnh án điện tử... Do vậy, cần nền tảng ngay từ bây giờ thì rất khó triển khai đồng bộ.
Hiện nay, ngành Y tế đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tốc độ tiêm chủng đang chậm lại. Việc tiêm mũi 1, mũi 2 với người lớn cơ bản đã hoàn thành 100% nhưng việc tiêm mũi 3 hiện đang chậm, trong khi không có tình trạng thiếu vắc xin tại các địa phương. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin, phải hoàn thành tiêm mũi 3, hoàn thành việc tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi trong quý II. Hiện nay, tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi rất chậm, được khoảng gần 1 triệu mũi tiêm mặc dù đã triển khai hơn nửa tháng. Trong thời gian tới cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho trẻ em nhằm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin cao nhất và góp phần trong công tác phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả hơn.